Giả thuyết khác về bãi cọc Trận Bạch Đằng (1288)

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở Bình Than, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngăn quân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở Bạch Đằng. Số cọc nhọn làm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm[12].

Ngay từ năm 1284, Trần Quốc Tuấn đã giăng bẫy ở đây và có ý định sẽ dồn địch vào trận địa cọc, nhưng quân Trần yếu thế không thực hiện được ý định. Kết quả quân Nguyên vượt qua an toàn.

Năm 1287, khi Ô Mã Nhi tiến vào cũng mang quân đông và mạnh khiến quân Trần không thể dồn quân Nguyên tới bãi cọc vào thời điểm triều rút, do đó việc bố trí cọc cũng vô hiệu.

Theo ý kiến của Trần Xuân Sinh, các tướng Nguyên không thể không biết về bài học trận Bạch Đằng, 938 của Nam Hán; nhưng do hai lần đã đi qua dễ dàng, quân Nguyên chủ quan không đề phòng cạm bẫy ở sông Bạch Đằng năm 1288. Chính vì vậy khi rút lui đã bị sa vào trận địa và bị diệt hoàn toàn[13].

Còn những ý kiến khác cho rằng khi thắng trận thì quân dân ta phải nhổ hết cọc đi để tàu bè đi lại, cũng như mới vài chục năm thôi thời chống Pháp trên địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh có hàng vạn bãi chông, nhưng nay không còn một bãi chông nào. Những bãi cọc mới tìm được dưới mỗi cọc có tảng đá và cọc đều có đầu bằng, đây có thể là các công trình dân sự từ thời văn hóa Đông Sơn?

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận Bạch Đằng (1288) http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://i1.rgstatic.net/publication/258874989_Coast... http://i1.rgstatic.net/publication/259087687_c_trn... http://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_%C4%90%... http://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_%C4%91%... http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=5... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op... http://quangyen.vn/TinTuc/23-532/van-hoa-xa-hoi/nh... https://www.researchgate.net/publication/258874989... https://www.researchgate.net/publication/259087687...